Chủ Nhật, 3 tháng 11, 2013

Những hình ảnh: xuống đao với cây thông








Ông giải thích các kỹ thuật mà ông sử dụng để để làm cho Jins có cái nhìn tự nhiên.



























nguồn : lolibonsai.com

Thứ Ba, 29 tháng 10, 2013

Hội SVC Khánh Hòa nhiệm kỳ 2013-2018

      Hội Sinh vật cảnh Khánh Hòa được thành lập theo Quyết định 1085/QĐ-UB ngày 08/11/1991 của UBND tỉnh Khánh Hòa. Hội là tổ chức xã hội nghề nghiệp tự nguyện của những người yêu thích bộ môn sinh vật cảnh: Bonsai - cây cảnh; hoa cảnh  - phong lan; chim - thú - cá cảnh; đá cảnh - gỗ lũa... thuộc địa bàn tỉnh. 
        Đại hội đại biểu Hội sinh vật cảnh Tỉnh Khánh Hòa lần thứ II, nhiệm kỳ 2013-2018 đã bầu ra 23 ủy viên Ban chấp hành, với những chức danh cụ thể như sau:



Họ và tên
Chức danh

Họ và tên
Chức danh
1. Nguyễn Đình Huấn
Chủ tịch

13. Phương Tỷ
UV . BCH
2. Nguyễn Mạnh Tường
Phó Chủ tịch TT

14. Phạm Minh Kính
UV . BCH
3. Trương Hữu Lan
Phó Chủ tịch

15. Nguyễn Ngọc Hải
UV . BCH
4. Lê Chí Hướng
Phó Chủ tịch

16. Tiến Anh
UV . BCH
5. Phan Thông
UV . BTV

17. Trần Xuân Tỵ
UV . BCH


18. Huỳnh Trung Tố
UV . BCH
7. Trần Anh Dũng
UV . BTV

19. Vừ Thanh Hải
UV . BCH
8. Nguyễn Văn Phúng
UV . BTV

20. Nguyễn Văn Quang
UV . BCH
9. Nguyễn Xuân Thành
UV . BTV

21. Nguyễn Văn Phú
UV . BCH
10.Nguyễn Ngọc Tuấn
UV . BCH

22. Nguyễn Đình Sơn
UV . BCH
11. Thích Như Trí
UV . BCH

23. Nguyễn Văn Tùng
UV . BCH
12. Dương Đăng Huệ
UV . BCH



































































Kỹ thuật tạo rêu


​​
1/ Cách thứ nhất
- Gom rêu thành lớp và áp chặt chúng lên mặt đất hoặc phơi khô rồi trồng chúng bằng cách vãi trên mặt đất.
- Nếu cần rêu có thể được giữ trong hộp đậy kín sau khi phơi khô, hoặc tốt hơn là trồng cẩn thận ở nơi thoáng mát.
- Tưới trước khi trồng nên tưới thật nhiều nước, sau đó phủ lên mặt đất một tấm nhựa trong. Khoảng 1 tuần lễ sau, rêu sẽ mọc lên.

2/ Cách thứ hai :
- Chuẩn bị 1 cái khay, đĩa (tốt nhất là nhựa để mai này dễ cạo rêu ra) .
- Tìm rêu ở nơi ẩm mốc trong nhà làm "cây giống" .
- Sau đó mài rêu ra càng nhuyễn càng tốt , rồi đổ vào khay trên , cho nước vào , tốt nhất là nước vo gạo , cho vừa ngập nước là được , rồi để vào nơi mát . khi nào thấy nước bị khô thì thêm vào .
- Chừng vài ngày đem ra nắng 1 lần để quang hợp .

Sau 1 tháng thì rêu trong khay phát triển khá nhiều. Chừng nào muốn làm tiểu cảnh hay trồng vào bonsai thì cạo từng tảng rêu ra, ấp vào đất trong chậu là được.

3/ Cách thứ 3:
- Khi cơm sôi, lấy nước cơm đó trộn với đường, rồi đổ vào 1 cái khay (nên là ximăng hay chậu đất nung), cứ như vậy vài lần thì rêu sẽ phàt triển .
- Lấy rêu xé nhỏ rồi trộn với hồ nếp loãng để nguội, trộn với 1 ít đất đen , sau đó đổ vào cái khay ximăng, rêu cũng sẽ phát triển .
- Dùng hồ non ( ít ximăng , nhiều cát ) đổ vào cái khay , rồi ấp rêu vào đó , để nơi mát , phun sương , rêu sẽ phát triển .
- Rễ Lục Bình phơi khô, sau đó ngâm nước cho mục. Rồi đem đắp một lớp mỏng trên mặt đất của chậu. Mình chỉ đắp lớp mỏng thôi, để cho cây dễ thở. Khi tưới nước, nó có tác dụng giữ ẩm cho gốc cây rất lâu (phải khô hết lớp Lục Bình thì đất bên dưới mới khô được). Nếu giữ ẩm tốt, khi rễ Lục Bình mục ra thì là lúc rêu bắt đầu mọc, chỉ vài bữa là xanh rì như đồng lúa non.
4/ Cách thứ tư:
1) Rêu già có bào tử (Có thể cạo ở những nơi ẩm ướt, thấy có rêu mọc xanh là được). Nhớ lưu ý cạo luôn phần đất thịt bám tại đó.
2) Nước ép khoai tây sống (Mua khoai tây sống về ép hoặc xay nhuyễn lấy nước cốt)
3) Đất thịt không pha cát, cỏ dại hay các tạp chất khác)
3 nguyên liệu trên chúng ta trộn với lượng nước vừa đủ (Cảm thấy nhão như một lớp bùn là được), nhào cho thật kỹ để rêu già trộn đều với đất thịt và nước khoai tây, xong đổ lên bề mặt đất trong chậu nơi muốn rêu sẽ mọc. San phẳng cho đều lên bề mặt, để rêu mọc thành thảm. Đâu đấy chúng ta để vào chỗ thật mát (dưới tán cây hoặc mái hiên nhà, tưới phun sương hàng ngày khi thấy khô bề mặt).
Nhờ có nước khoai tây sẽ đặc lại sẽ làm cho rêu không trôi khi phun sương nước và nước khoai tây chính là thành phần dinh dưỡng để rêu mọc đều tăm tắp. Rêu sẽ mọc nhanh nếu có nước khoai tây ép. Phun sương khoảng 20 ngày là các bác sẽ có một thảm rêu mọc đều và xanh rì.
5/ Xử lý đất mặt chậu cây cho thật phẳng và vỗ cho hơi chặt đất mặt sau đó Gom rêu thành lớp và áp chặt chúng lên mặt đất hoặc phơi khô rồi trồng chúng bằng cách vãi trên mặt đất, hoặc có thể lấy Rêu nghiền nhỏ trộn với nước cháo pha loãng tưới đều trên mặt chậu.Tưới trước khi trồng nên tưới thật nhiều nước, sau đó phủ lên mặt đất một tấm nhựa trong. Khoảng 1 tuần lễ sau, rêu sẽ mọc lên.

6/ Đất mặt bạn nên dùng đất thịt ở ruộng nước,nén cho hơi chặt,tưới đều độ 1 tuần.Dùng ruột trái Thanh Long xay nát,cho nước vào vừa sệt,quét lên mặt đất,để chậu vào nơi mát.sẽ có rêu.

  Sưu tầm

 

 

 

Kỹ thuật đắp rêu cho bề mặt chậu bonsai

Lâm Ngọc Vinh


Trong các thành phần phụ để tôn vinh vẻ đẹp của cây bonsai, không thể không kể đến thành phần đặc biệt quan trọng là Rêu.




Một cây bonsai sẽ sống động, thiên nhiên và ấn tượng hơn nếu được điểm tô bằng 1 bãi rêu xanh tốt và được đắp thật là tự nhiên:


.

Ngoài công dụng làm tôn vinh vẻ đẹp cho bonsai, rêu còn có tác dụng giữ ẩm cho đất, chống xói mòn mặt chậu....

1. Các loại rêu: Hiện nay người chơi bonsai thường sử dụng các loại rêu

- Rêu nhung:




Loại rêu này thường có ở những nơi ẩm ướt: bờ tường, mặt đất nhất là trong các vườn lan có rất nhiều. Loại này có thể tạo bằng cách lấy tại nơi có nhiều rêu, mang về đắp lên mặt chậu hoặc lấy về phơi khô, sau này khi cần có thể đắp 1 lớp rễ lục bình hay rắc nhẹ 1 lớp đất thịt lên mặt chậu Bonsai và rải các bụi rêu đã phơi khô này lên, nếu tốt hơn có thể xịt 1 ít thuốc Root 2 rêu sẽ mọc rất nhanh.
Loại rêu nhung này nếu mọc tốt trong chậu khoảng chừng 4-5 năm sẽ mọc ngắn lại sát với mặt đất và ngà màu vàng nhìn như nắng chiều hoàng hôn rất đẹp:




- Rêu “Nhăn” (“Nhún”):




Loại rêu này rất phổ biến, mọc rất nhiều ở nới mặt đất ẩm ướt, loại này có tính rất ưu việt là nếu đã bám được bề mặt đất thì dù bị chết khô vài tháng, chỉ cần tưới nước lên là có thể mọc xanh tốt lại ngay. Loại này thích hợp cho người chơi bonsai trên sân thượng hoặc ít tưới. Tạo trên bề mặt chậu bằng cách lấy ở ngoài đất hay chỉ cần lấy 1 nhúm nhỏ ở chậu khác đắp vào sau này sẽ tự nẩy rộng ra rất nhanh.
Loại rêu nhăn này nếu mọc lâu trong chậu có thể tự biến đổi thành rêu nhung, và loại rêu nhưng này bền hơn cả rêu nhung lấy ngoài đắp vào: (Trong hình là 1 cây được đắp bằng rêu nhăn, nhưng đang chuyển dần thành rêu nhung:




- Rêu bèo: Loại rêu này là do người chơi lấy 1 loại bèo như bèo hoa dâu đắp lên, loại này có thể trồng trên mặt chậu nhưng yêu cầu độ ẩm phải cao hay có thể thả cả xuống mặt nước trong tiểu cảnh. Nếu để ở nơi co nhiều nắng gắt sẽ đổi sang màu đỏ sẫm nhìn rất dịu và đẹp mắt.




2. Cách đắp rêu trên bề mặt cho đẹp và bảo quản.
Đắp rêu cũng đòi hỏi phải có kỹ thuật và cả mỹ thuật nữa thì nhìn bãi rêu mới đẹp tư nhiên và không có hại cho cây Bonsai:
- Về Kỹ thuật:: Khi đắp rêu phải đắp thành từng khóm (chúm) nhỏ, giữa các khóm có khoảng hở để cây có thể thoát nước nhanh trong trường hợp cây dư nước hoặc các khí độc sinh ra trong quá trình dinh dưỡng:




- Về Mỹ thuật::
Một bãi rêu quá bằng phằng nhìn quá đều đặn, giả tạo và không được tự nhiên:




Một bãi rêu đẹp nhìn phải hơi thiên nhiên chút: Các khóm rêu phải nhấp nhô, chập chùng không đều nhau:




Hay đối với các mô đất cao, khi đắp rêu nêu tạo cho mô đất thành những mô nhấp nhô như bậc thang để tránh bị gò cao và nhô lên như những ngôi mộ:




Cách bảo quản: Luôn giữ đất được ẩm ướt. Đối với những vườn ở trên sân thượng hay quá nắng, dùng dây nhôm cứng và lưới lan uốn thành 1 vòng gần khép khín theo miệng chậu để che nắng cho rêu.

3. Các loại cỏ phụ làm diểm nhấn cho bãi rêu:
Trong 1 bãi rêu nếu để đều đặn 1 loại thì đôi khi nhìn cũng chán mắt, ta có thể điểm thêm vài bụi cỏ khác loại để tạo điểm nhấn cho bãi rêu, hoặc phá nét đều đặn của bãi. Các loại cỏ hay dùng là:
- Thạch xương bồ: Loại này nhìn rất đẹp, có thể dùng để tạo như 1 cây con hay 1 rừng cây nho nhỏ so với tỉ lệ của rêu:



- Cỏ Nhật: Loại này hay bò lan tỏa rất mạnh, có lá rất đẹp và dễ sống





- Cỏ chỉ : có bông như bông cỏ nhìn rất hay. Loại này sinh sôi mạnh vô kể, chỉ cần 3 tháng là ăn kín cả mặt chậu, lấp cả rêu nên chú ý khi trồng loại này vì nếu trồng rồi thì không thể diệt được vì loại này ăn rễ khắp lòng đất:







Bài viết của Nghệ nhân Lâm Ngọc Vinh